Lập trình viên là làm gì?

Sự khác biệt giữa kỹ sư phần mềm và lập trình viên

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Kỹ sư phần mềm và lập trình viên là hai công việc phổ biến nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay. Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng hai công việc là một. Để tìm hiểu sự khác biệt giữa kỹ sư phần mềm và lập trình viên, hãy cùng topviecit.vn theo dõi ngay bài viết hôm nay!

Kỹ sư phần mềm là gì?

Kỹ sư phần mềm (Software Engineer – Nhà phát triển phần mềm) là những người có nhiệm vụ bao quát, phân tích những yếu tố tạo nên một phần mềm như nhu cầu khách hàng, ngân sách thực hiện, kiến trúc, giải pháp triển khai… Hiểu đơn giản, kỹ sư phần mềm là những người có hiểu biết, kỹ năng và mức độ bao quát rộng về lĩnh vực lập trình. Thông thường, sau khi phân tích kỹ thuật thì kỹ sư phần mềm sẽ hướng dẫn và giao việc cho các lập trình viên để hoàn thiện sản phẩm.

kỹ sư phần mềm và lập trình viên 01
Kỹ sư phần mềm là những người xây dựng kế hoạch phát triển phần mềm

Lập trình viên là gì?

Lập trình viên hay còn gọi là Programmer, đây là những người đảm nhận nhiệm vụ chuyển ý tưởng trên giấy thành các tính năng của sản phẩm. Lập trình viên sẽ sử dụng ngôn ngữ lập trình (Java, Lisp, Python) để tạo ra các đoạn code giúp máy tính có thể thực hiện các tính năng mà người dùng mong muốn. 

5 điểm khác biệt giữa kỹ sư phần mềm và lập trình viên

Kỹ sư phần mềm và lập trình viên là những công việc hỗ trợ nhau để sáng tạo và phát triển hệ thống ứng dụng phần mềm. Trên thực tế, kỹ sư phần mềm và lập trình viên là hai công việc thường bị nhầm lẫn do lĩnh vực và vị trí công việc khá tương đồng. Tuy nhiên, hai công việc này có những điểm khác biệt và yêu cầu riêng với từng vị trí, cụ thể:

Tính chất công việc

Thông thường, các lập trình viên sẽ thực hiện công việc lập trình (thường là một hoạt động) còn các kỹ sư phần mềm sẽ thực hiện các kỹ thuật phần mềm bao gồm phần tích, đánh giá (đây là một chuỗi các hoạt động kết hợp). 

Khi thực hiện công việc, mỗi kỹ sư phần mềm sẽ đảm nhận việc phát triển một phần hệ thống. Sau đó, họ sẽ kết hợp với các kỹ sư phần mềm khác để hoàn thiện nên sản phẩm/hệ thống. Đây là sư khác biệt so với lập trình viên vì phần lớn các lập trình viên sẽ làm việc một mình dưới sự trao đổi, hướng dẫn của kỹ sư phần mềm.

Vị trí công việc

Như đã nói ở trên, các kỹ sư phần mềm cần thực hiện nhiều công việc khác nhau như đánh giá, phân tích… để có thể phát triển hệ thống phần mềm theo đúng yêu cầu của khách hàng. Trong đó, công việc lập trình chỉ là một phần trong quy trình phát triển hệ thống phần mềm. 

kỹ sư phần mềm và lập trình viên 02
Kỹ sư phần mềm và lập trình viên là hai vị trí công việc hoàn toàn khác nhau

Kỹ năng làm việc

Do tính chất công việc khác nhau nên yêu cầu kỹ năng làm việc của hai nghề này cũng có sự khác biệt. Đối với một lập trình viên thì họ cần thông thạo các ngôn ngữ lập trình và có khả năng tư duy lập trình để tạo ra các phần mềm tốt. Phần lớn các lập trình viên đều làm việc cá nhân và chỉ kết hợp với các lập trình khác khi tham gia giai đoạn Review Code và Test Code. 

Ngược lại với lập trình viên, kỹ sư phần mềm thường hoạt động theo các nhóm gồm 2 – 3 người tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Để phát triển hệ thống phần mềm thì các kỹ phần mềm cần kết hợp với các bên liên quan trong dự án và thực hiện nhiều công đoạn như lên quy trình kỹ thuật mới, bảo trì hoặc xây dựng kiến trúc và tính năng của phần mềm.

kỹ sư phần mềm và lập trình viên 03
Kỹ sư phần mềm và lập trình viên yêu cầu kỹ năng làm việc khác nhau

Yêu cầu công việc

Một lập trình viên thường được tuyển dụng để viết một chương trình. Còn một kỹ sư phần mềm sẽ được thuê để thiết kế một hệ thống phần mềm. Để làm được điều này, các kỹ sư phần mềm cần phác họa, thiết kế một bức tranh tổng quan về hệ thống và tách chúng thành các chương trình nhỏ hơn. Sau đó, các kỹ sư phần mềm sẽ thực hiện giải thích, hướng dẫn lập trình viên hiện thực hóa chương trình này bằng ngôn ngữ lập trình. 

Thu nhập

Do sự khác biệt về công việc, yêu cầu kỹ thuật, khối lượng công việc nên một kỹ sư phần mềm thường có mức thu nhập cao hơn so với một lập trình viên có cùng thâm niên làm việc. Ví dụ, một lập trình viên với 2 năm kinh nghiệm thì mức lương sẽ rơi vào khoảng 20 – 30 triệu. Còn đối với một kỹ sư phần mềm có 2 năm kinh nghiệm thì họ sẽ có thu nhập từ 50 – 80 triệu đồng/tháng. 

Nhìn chung, cả lập trình viên và ký sư phần mềm đều là những công việc có cơ hội phát triển mà mức thu nhập thuộc hàng Top trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Tạm kết

Như vậy, có thể thấy lập trình viên và kỹ sư phần mềm là hai vị trí công việc luôn song hành để hỗ trợ phát triển hoàn thành một hệ thống, sản phẩm. Hy vọng, qua những thông tin trong bài viết hôm nay bạn đọc có thể hiểu thêm về hai công việc này, phân biệt được kỹ sư phần mềm và lập trình viên và lựa chọn cho mình một công việc phù hợp với năng lực và nguyện vọng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *