Kiểm thử đơn vị (Unit testing) là mức độ kiểm thử nhỏ nhất đối với một ngôn ngữ lập trình. Đối với ngôn ngữ Java, JUnit là cách kiểm thử thường được sử dụng nhất. Vậy cụ thể JUnit là gì? Bài viết dưới đây của topviecit.vn sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ kiến thức cơ bản về JUnit trong Java.
Tìm hiểu JUnit là gì?
Trước khi tìm hiểu về JUnit là gì, bạn cần hiểu về khái niệm Unit testing. Cụ thể, Unit testing là quá trình kiểm tra một thực thể duy nhất (lớp hoặc phương thức). Vì vậy đây được xem là mức độ kiểm thử nhỏ và chi tiết nhất. Unit testing có vai trò quan trọng bởi sản phẩm sẽ được kiểm tra kỹ càng và đạt được chất lượng tốt nhất.
Đối với ngôn ngữ lập trình Java, JUnit là khung kiểm tra thường được nhiều lập trình viên áp dụng. Đây là một framework với mã nguồn mở và thuộc một nhóm framework kiểm thử đơn vị gọi là xUnit. JUnit cho phép kiểm thử code trước khi chạy. Vì vậy nó giúp lập trình viên sửa chữa lỗi nhanh chóng và gia tăng hiệu suất làm việc lên mức cao nhất.
Cho tới nay, JUnit đã được xây dựng và phát triển thành 5 phiên bản. Trong đó JUnit 4 và 5 là hai phiên bản thông dụng nhất. Trong đó ở phiên bản JUnit 5 mới nhất, framework này đã được bổ sung nhiều tính năng như annotation, assertation, test class mới. Những thay đổi này giúp khắc phục nhược điểm của phiên bản cũ và giúp JUnit 5 linh hoạt hơn.
Tìm hiểu thêm: Tester là gì? Tester là làm gì? Mô tả chi tiết công việc của Tester
Tính năng của JUnit là gì?
JUnit cung cấp nhiều tính năng giúp người dùng kiểm thử đơn vị hiệu quả nhất. Trong đó những tính năng cơ bản của JUnit có thể kể đến như:
- Cung cấp khung kiểm tra để viết và chạy thử nghiệm phần mềm.
- Cung cấp chú thích (annotation) để định dạng phương pháp thử nghiệm (test method).
- Cung cấp xác nhận (assertions) để kiểm tra kết quả mong đợi.
- Cung cấp chương trình chạy thử nghiệm (test runner) để lập trình viên tiến hành chạy thử.
- JUnit có thể được chạy tự động (automation test) và phản hồi kết quả tự động trong thời gian ngắn. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian kiểm thử so với phương pháp thủ công.
- Người dùng có thể tổ chức hoặc phân loại các bài test thành các bộ kiểm thử (test suites) chứa các trường hợp kiểm thử (test cases).
- Thông báo kết quả thử nghiệm: Thanh tiến trình thử nghiệm sẽ chuyển sang màu xanh lá nếu test thành công. Ngược lại nó sẽ chuyển sang màu đỏ.
Tìm hiểu thêm: Tìm Hiểu Về Quy Trình Kiểm Thử Phần Mềm Cơ Bản
Lợi ích khi sử dụng JUnit là gì?
JUnit được sử dụng nhiều trong quá trình kiểm thử các ứng dụng, phần mềm được lập trình bằng ngôn ngữ Java. Nguyên nhân là bởi phương pháp kiểm thử đơn vị mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Chúng có thể bao gồm:
- Tiết kiệm chi phí: Đôi khi, lập trình viên chỉ thực hiện kiểm thử đơn vị đơn giản trong phạm vi tối thiểu. Tuy nhiên đây là sai lầm bởi việc kiểm thử đơn vị không kỹ lưỡng sẽ khiến chi phí sửa lỗi cao hơn. Sử dụng JUnit kiểm thử tự động sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục nhược điểm này.
- Tiết kiệm thời gian lập trình: Kiểm thử đơn vị bằng JUnit có thể được thực hiện ngày trong giai đoạn xây dựng và phát triển phần mềm. Điều này giúp giảm áp lực kiểm thử thủ công cho cho đội Tester. Đồng thời lập trình viên cũng không tốn nhiều thời gian trong việc xử lý lỗi sai.
Một số khái niệm cần biết trong JUnit
Để hiểu hơn JUnit là gì bạn cần nắm rõ những khái niệm và thuật ngữ thông dụng sau:
Fixtures: Là trạng thái cố định của tập hợp các đối tượng là cơ sở để chạy thử nghiệm. Việc test fixtures sẽ giúp lập trình viên đảm bảo môi trường ổn định để thực hiện các bài chạy thử nghiệm liên tục.
Hai phương thức thường được sử dụng khi test fixtures bao gồm:
- setUp()method: Lập trình viên sẽ cho chạy trước khi bắt đầu thử nghiệm.
- tearDown()method: Lập trình viên sẽ cho chạy sau khi tiến hành thử nghiệm xong.
Test cases (trường hợp kiểm thử): Là một chuỗi code được lập trình nhằm đảm bảo quá trình kiểm thử diễn ra thuận lợi. Mỗi function sẽ được xây dựng nhiều test case phù hợp với mỗi trường hợp kiểm thử.
Test suite (bộ kiểm thử): Là hệ thống bao gồm các test case có thể được chạy cùng một lúc. Lập trình viên sử dụng chú thích @Rinwith và @Suite để chạy test suite.
Test runner (trình chạy kiểm thử): Là giao diện dùng để chạy các test cases.
JUnit class (lớp unit): Là thành phần quan trọng và được sử dụng để viết và chạy kiểm thử. Những class quan trọng trong JUnit là:
- Assert: Là hệ thống gồm nhiều method assert. Mỗi test case sẽ chứa nhiều câu lệnh assert dùng để kiểm tra tính đúng đắn của hàm.
- Testcase: Chứa một testcase xác định fixture được sử dụng để chạy nhiều bài test.
- Test Result: Chứa nhiều method để thu thập kết quả phản hồi sau khi chạy testcase.
Mock: Là đối tượng giả định dùng để mô phỏng tính chất và hành vi tương tự như đối tượng thật. Mock được dùng để truyền vào code đang vận hành để kiểm tra tính đúng đắn của hàm bên trong.
Tìm hiểu thêm: SRE Là Gì? Khác Biệt Giữa SRE Và DevOps
Trên đây là những thông tin về JUnit, một framework thông dụng khi thực hiện kiểm thử đơn vị trong Java. Mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu JUnit là gì và những khái niệm cơ bản, đặc điểm và lợi ích khi sử dụng khung kiểm tra này. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm liên quan đến ngành IT, hãy truy cập vào TopCV để tiếp cận nhiều cơ hội hấp dẫn hơn nhé.
Hình ảnh: Sưu tầm