Một trong những khái niệm đang được nhiều lập trình viên quan tâm hiện nay chính là Elasticsearch. Đây là một công cụ tìm kiếm đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Nếu bạn đang tìm hiểu về Elasticsearch là gì cũng như những ưu – nhược điểm của nó, hãy cùng topviecit.vn theo dõi nội dung của bài viết này ngay.
Tìm hiểu về Elasticsearch là gì?
Elasticsearch là gì?
Elasticsearch là công cụ tìm kiếm, phân tích nguồn mở phát tán được phát triển trên Apache Lucene. Elasticsearch hiện được xem là phù hợp với mọi loại dữ liệu, bao gồm như số, văn bản, không gian địa lý, dữ liệu không cấu trúc hoặc có cấu trúc.
Elasticsearch là một dạng API của REST nhưng ở mức độ đơn giản hơn. Có các tính năng phân tán, khả năng mở rộng, tốc độ, thành phần cốt lõi Elastic Stack (một bộ gồm nhiều công cụ có nguồn mở, được sử dụng để thu thập dữ liệu, lưu trữ, phân tích, trực quan hóa dữ liệu).
>>>Xem thêm: Component Trong ReactJS Là Gì? Cấu Tạo Và Cách Tạo Ra Nó
Elasticsearch được triển khai dựa trên các nguyên tắc, bước như sau:
- Người dùng sẽ gửi dữ liệu đến với trung tâm lưu trữ dữ liệu của Elasticsearch.
- Elasticsearch sẽ sử dụng bộ điều khiển phân đoạn, phân đoạn các dữ liệu tương xứng.
- Sau khi phân đoạn, Elasticsearch sẽ lưu trữ kết quả phân đoạn, dữ liệu của nó.
- Kết quả được xếp hạng, đánh số điểm với các trọng số, trả về cho người dùng cùng lúc với giai đoạn phân đoạn.
Đặc điểm của Elasticsearch là gì?
Đầu tiên, khả năng tìm kiếm dữ liệu của Elasticsearch tương đối nhanh. Lý do bởi Elasticsearch xây dựng ở đỉnh Lucene. Do đó, nó có thể tìm kiếm toàn văn tốt. Đây cũng được xem là một nền tảng tìm kiếm gần với thời gian thực. Độ trễ khi tìm kiếm thường rất ngắn, chỉ khoản 1s.
Elasticsearch cũng có đặc điểm của việc được phân phối. Dữ liệu, tài liệu khi được lưu trữ trên công cụ tìm kiếm này sẽ được phân phối thành nhiều “thùng” chứa khác nhau. Những thùng chứa này thường được gọi là các mảnh vỡ.
Elasticsearch có thể sao chép thành một bản sao để sử dụng trong trường hợp lỗi phần cứng khiến mất dữ liệu. Bản chất phân tán cho phép Elasticsearch có thể mở ra từ hàng trăm đến hàng nghìn máy chủ để có thể xử lý được các petabyte dữ liệu.
>>>Xem thêm: RESTful API Là Gì? Kiến Thức Cho Người Mới Nhập Môn
Mục đích sử dụng Elasticsearch là gì?
Elasticsearch vẫn đang rất được ưa chuộng bởi khả năng truy vấn gần như chính xác tuyệt đối. Trên thực tế, Elasticsearch hoạt động như một web server với khả năng tìm kiếm near real time (tìm kiếm nhanh chóng) qua giao thức RESTful.
Do đó, Elasticsearch có thể phân tích, thống kê dữ liệu mà người dùng tìm kiếm, sau đó trả về cho họ. Hiện tại, Elasticsearch đang được sử dụng với nhiều mục đích như:
- Tìm kiếm trên website.
- Tìm kiếm trên các ứng dụng.
- Tìm kiếm doanh nghiệp.
- Giám sát hiệu suất sử dụng của ứng dụng.
- Phân tích kinh doanh.
- Xử lý, phân tích các dữ liệu.
- Phân tích bảo mật dữ liệu.
Elasticsearch vẫn được khá nhiều công ty lớn hiện nay sử dụng. Ví dụ như Wikimedia, Adobe Systems, Facebook, GitHub, FDA, Quora, Netflix, Pixabay,…
Ưu – nhược điểm của Elasticsearch là gì?
Ưu điểm của Elasticsearch
Elasticsearch sẽ có những ưu điểm như sau:
- Khả năng tìm kiếm dữ liệu nhanh chóng, mạnh mẽ và độ trễ trả dữ liệu ít, nếu có chỉ khoảng dưới một giây.
- Có thể phân tích được dữ liệu.
- Có khả năng mở rộng dữ liệu theo chiều ngang.
- Hỗ trợ tìm kiếm fuzzy (tìm kiếm mờ), hiểu đơn giản là Elasticsearch cho phép người dùng tìm kiếm ngay cả khi dữ liệu nhập vào bị sai chính tả, không đúng ngữ pháp, cú pháp,… nhưng hệ thống vẫn trả về kết quả đúng.
- Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình, nền tảng như PHP, Java, JavaScript, Python, .NET,…
- Hỗ trợ được Structured Query DSL, đặc tả các câu truy vấn phức tạp rõ ràng và cụ thể hơn nhờ vào JSON.
- Elasticsearch giúp quá trình thu thập dữ liệu đơn giản hóa hơn, trực quan hóa hơn và có thể tạo ra các báo cáo cần thiết.
- Elasticsearch khi tích hợp cùng Logstash và Beat, có thể giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc xử lý các dữ liệu trước lập chỉ mục.
Nhược điểm Elasticsearch
Bên cạnh những ưu điểm, Elasticsearch cũng sẽ tồn tại một số ưu điểm khiến cho lập trình viên không hài lòng về công cụ này. Ví dụ như:
- Với thiết kế cho mục đích tìm kiếm, Elasticsearch khi thực hiện những nhiệm vụ khác như CRUD sẽ kém hơn so với các database khác. Vì vậy, nhiều lập trình viên ít khi sử dụng Elasticsearch là một database chính, hầu hết sẽ kết hợp nó cùng với một database khác.
- Elasticsearch không có khái niệm database transaction. Điều này có nghĩa rằng công cụ hỗ trợ tìm kiếm này sẽ không đảm bảo toàn vẹn dữ liệu với các hoạt độc như delete, update, insert.
- Khi thay đổi nhiều bản ghi, trong trường hợp xuất hiện lỗi, logic về lập trình của bạn có thể bị sai và dẫn đến mất dữ liệu. Đây cũng được xem là một lý do chính khiến cho Elasticsearch ít được sử dụng làm database chính.
- Elasticsearch không phù hợp với các hệ thống thường xuyên update dữ liệu. Vì sẽ gây ra sự tốn kém khi đánh index dữ liệu vào hệ thống.
>>>Xem thêm: Mã Nguồn Mở Là Gì? Các Loại Mã Nguồn Mở Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Trên đây là những thông tin công cụ Elasticsearch. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về Elasticsearch là gì. Hãy so sánh về những ưu – nhược điểm của công cụ này để vận dụng tốt hơn cho dự án của mình.
Hình ảnh: Sưu tầm