Product Backlog đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm, dự án, đặc biệt là các dự án công nghệ thông tin. Nếu bạn chưa hiểu rõ về Product Backlog là gì, hãy cùng topviecit.vn tìm hiểu ngay bài viết “Product Backlog là gì? Đặc điểm của một Product Backlog” ngay sau đây.
Đôi nét về Product Backlog là gì?
Để vận dụng được Product Backlog, bạn nên hiểu về khái niệm của Product Backlog là gì cũng như vai trò của nó như thế nào. Cụ thể như sau:
Product Backlog là gì?
Đối với lĩnh vực phát triển phần mềm, Product Backlog được xem là một danh sách bao gồm các công việc mà bạn cần phải làm để có thể hoàn thành được dự án, ứng dụng hay phần mềm nào đó. Các danh sách công việc có trong Product Backlog thường sẽ là những yêu cầu, tính năng, lỗi cần lưu ý.
Thông thường, Product Backlog sẽ được các Product Manager hoặc Product Owner quản lý trực tiếp. Những nội dung trong Product Backlog sẽ được cập nhật liên tục dựa theo yêu cầu, sự thay đổi của khách hàng, thị trường.
>>>Xem thêm: Kỹ Sư IT Là Gì? Lương Kỹ Sư IT Ở Việt Nam Cao Không?
Vậy bản chất của Product Backlog là gì? Trên thực tế, bản chất của công cụ này sẽ tương tự so với Sprint Backlog. Cả 2 công cụ đều giúp nhóm phát triển được việc quản lý nội dung công việc tồn đọng của dự án là gì. Bạn cần hiểu rằng, Product Backlog sẽ không bao giờ có thể hoàn chỉnh. Nó sẽ được cập nhật, chỉnh sửa liên tục. Phiên bản đầu tiên của Product Backlog sẽ chỉ cho thấy những yêu cầu ban đầu của dự án.
Vai trò của Product Backlog là gì?
Đối với một dự án, Product Backlog thường sẽ có một số vai trò như sau:
- Product Backlog có tính động sẽ cho phép các nhóm làm việc có thể sắp xếp, bổ sung liên tục, cũng như loại bỏ được những công việc không còn phù hợp với yêu cầu của sản phẩm. Từ đó giúp cho quá trình thực hiện dự án được tối ưu thôi.
- Product Backlog sẽ cung cấp cho người quản lý biết được nhóm đang làm gì, cần làm gì, sẽ làm gì,… để đạt được hiệu quả.
- Product Backlog được xem là nguồn cung cấp công việc duy nhất cho nhóm dự án. Tuy vậy, những sự xuất hiện của công việc trong Product Backlog không có nghĩa các công việc này sẽ được thực hiện. Nó sẽ thể hiện sự lựa chọn mà nhóm làm việc có thể mang lại được kết quả cụ thể.
Bên cạnh những vai trò trên, Product Backlog cũng sẽ giúp bạn có thể liệt kê được đầy đủ tất cả các chức năng, tính năng, các yêu cầu, lỗi,… có trong sản phẩm tương lai. Trong cùng một nhóm làm việc, Product Backlog cũng được sử dụng để mô tả về những công việc sắp tới của dự án. Có thể thấy rằng, tính hoàn chỉnh của Product Backlog sẽ nằm ở khả năng liên tục bổ sung chi tiết.
Đặc điểm của Product Backlog là gì?
Product Backlog sẽ có 4 đặc điểm cơ bản sau đây mà bạn cần lưu ý:
Chi tiết hợp lý – Detailed appropriately
Trong quá trình sử dụng Product Backlog, các hạng mục công việc không phải lúc nào cũng thể hiện chi tiết. Thông thường sẽ ưu tiên các công việc quan trọng cần làm được, những công việc này sẽ được thể hiện chi tiết nhất có thể.
Nếu bạn quen làm việc ở Product Backlog, bạn sẽ thấy rằng mức độ chi tiết của công việc sẽ được giảm dần theo mức độ ưu tiếp thấp. Hoặc tính chi tiết sẽ phụ thuộc vào những hạng mục khác.
Tính ước lượng – Estimated
Không đơn thuần là danh sách công việc mà một dự án cần thực hiện, Product Backlog còn được xem là một công cụ giúp cho người quản lý có thể lập được những kế hoạch hữu ích hơn. Bạn có thể tạo các hạng mục dành cho các dự án cần ước lượng. Những hạng mục này có thể do khách hàng hoặc nhóm phát triển cung cấp.
Khách hàng/nhóm phát triển sẽ cung cấp cho người quản lý về khối lượng công việc ước tính của mỗi hạng mục. Người quản lý sẽ cung cấp thông tin có liên quan đến giá trị của sản phẩm. Những thông tin đó có thể là chi phí, lợi nhuận, rủi ro,…
>>>Xem thêm: Product owner là gì? Mô tả công việc product owner
Sự tiến hóa – Emergent
Khác với những loại công cụ quản lý công việc khác, Product Backlog không chỉ là một bản quản lý công việc tĩnh mà có thể tiến hóa, thay đổi theo thời gian. Những hạng mục công việc của Product Backlog sẽ được thêm, xóa hoặc được đánh giá lại và cập nhật liên tục.
Tính ưu tiên – Prioritized
Một Product Backlog sẽ cần phải sắp xếp các hạng mục cần ưu tiên nhất, mặt hàng có giá trị nhất lên hàng đầu tiên. Thứ tự ưu tiên sẽ giảm dần đến giá trị cuối cùng. Đặc điểm này của Product Backlog sẽ giúp cho nhóm làm việc có thể tối ưu được giá trị sản phẩm, công việc hàng ngày.
Bạn có thể đặt mức độ ưu tiên cao cho những hạng mục quan trọng. Sau đó đến hạng mục dự định phát hành theo từng đợt. Điều này có thể giúp bạn tối ưu hơn trong công việc của mình.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về Product Backlog là gì. Tóm lại, đây chính là một trong những công cụ sẽ giúp bạn quản lý công việc được hiệu quả hơn. Bạn có thể áp dụng Product Backlog trong nhiều lĩnh vực cũng như ngành nghề khác nhau. Hy vọng bạn sẽ nắm được Product Backlog là gì và vận dụng hiệu quả hơn.
>>>Xem thêm: Phân biệt Product Owner, Product Manager, và Business Analyst
Hình ảnh: Sưu tầm