Ngành hệ thống thông tin là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường

Ngành hệ thống thông tin là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Ngành hệ thống thông tin đang ngày càng trở thành tâm điểm của nền kinh tế số đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa biết rõ về ngành nghề này. Nếu bạn cũng đang quan tâm, hãy cùng TopviecIT.vn khám phá bài viết thuộc chuyên mục Chia sẻ kinh nghiệm này để hiểu rõ hơn về ngành hệ thống thông tin là gì và những cơ hội việc làm sau khi ra trường.

Thông tin tổng quan về ngành hệ thống thông tin

Trước khi đến với những thông tin về cơ hội việc làm, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm ngành hệ thống thông tin là gì và những vấn đề xung quanh ngành học này nhé.

Ngành hệ thống thông tin là gì?

Ngành hệ thống thông tin (Information Systems) là một lĩnh vực quan trọng trong công nghệ thông tin (IT) tập trung vào việc quản lý, xử lý, sử dụng thông tin để hỗ trợ quyết định và quản lý trong tổ chức và doanh nghiệp. 

Các chuyên gia trong lĩnh vực này thường phát triển và duy trì hệ thống thông tin, quản lý dự án, phân tích dữ liệu, cung cấp giải pháp công nghệ thông tin để giải quyết các vấn đề kinh doanh. Hệ thống thông tin cũng liên quan đến lĩnh vực an toàn thông tin, quản lý dữ liệu, giúp đảm bảo bảo mật và sử dụng thông tin hiệu quả trong môi trường kỹ thuật số ngày nay.

Hiểu rõ về ngành hệ thống thông tin là gì sẽ giúp bạn lựa chọn ngành nghề phù hợp
Hiểu rõ về ngành hệ thống thông tin là gì sẽ giúp bạn lựa chọn ngành nghề phù hợp

Ngành hệ thống thông tin thi khối gì?

Tùy thuộc vào từng đơn vị đào tạo mà khối thi của ngành hệ thống thông tin sẽ khác nhau. Tuy vậy đa số các trường đang đào tạo ngành học này sẽ xét tuyển các khối thi bao gồm:

  • Tổ hợp môn khối A: A00, A01, A16.
  • Tổ hợp môn khối C: C01, C15.
  • Tổ hợp môn khối D: D01, D07, D90, D96.

Ngoài thi tuyển trong kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông, một số cơ sở đào tạo ngành hệ thống thông tin cũng thực hiện các hình thức xét tuyển khác như:

  • XDHB: Xét duyệt học bạ.
  • DGTD: Kỳ thi đánh giá tư duy của đại học Bách khoa Hà Nội với các phần thi gồm Đọc hiểu, Toán, Tự chọn (tiếng Anh/khoa học tự nhiên).
  • ĐGNL SPHN: Kỳ thi đánh giá năng lực của Sư Phạm Hà Nội.
  • ĐGNL SP TPHCM: Kỳ thi đánh giá năng lực của Sư Phạm TPHCM.
  • ĐGNL QGHN: Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • DHNL HCM: Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.

Tìm hiểu thêm: Ngành hệ thống thông tin quản lý là gì và làm gì? Nên học trường nào?

Tùy thuộc vào đơn vị đào tạo mà khối thi ngành hệ thống thông tin sẽ khác nhau
Tùy thuộc vào đơn vị đào tạo mà khối thi ngành hệ thống thông tin sẽ khác nhau

Ngành hệ thống thông tin học trường nào? Điểm chuẩn 2023

Nếu bạn đang quan tâm đến ngành hệ thống thông tin, dưới đây sẽ là một số trường đang đào tạo ngành học này và điểm chuẩn để bạn có thể tham khảo:

Trường đào tạoKhối thiĐiểm chuẩn 2023
ĐH Sư Phạm (ĐH Huế)A00, A01, D01, D90, XDHB, DGNLSPHN, DGNLSPHCM15
ĐH Lâm Nghiệp (CS1)A00, A01, D01, D16, XDHB15 – Tốt nghiệp THPT18 – XDHB
ĐH Lâm Nghiệp (CS2 – Đồng Nai)A00, A01, D01, C15, XDHB15 – Tốt nghiệp THPT18 – XDHB
ĐH Công Nghiệp Hà NộiA00, A01, DGTD16.51 – DGTD
ĐH Dân Lập Văn LangA00, A01, D07, D10, XDHB18 – XDHB
ĐH Thăng LongA00, A01, DGNL QGHN18.85 – DGNL QGHN
ĐH Nông Lâm TPHCMA00, A01, D07, DGNL HCM21.5 – Tốt nghiệp THPT701 – DGNL HCM
ĐH Công nghệ Giao Thông Vận TảiA00, A01, D01, D07, DGTD21.9 – Tốt nghiệp THPT27 – DGTD
ĐH Cần ThơA00, A0122.65
ĐH Thủy Lợi (CS1)A00, A01, D01, D0724.31 – Tốt nghiệp THPT28.51 – XDHB
ĐH Công Nghệ Thông Tin – ĐH Quốc Gia TPHCMA00, A01, D01, D07, DGNLHCM25.4 – Chương trình tiên tiến.26.1 – Tốt nghiệp THPT825 – 855 – 

Xem thêm: Top Các Trường Có Ngành Công Nghệ Thông Tin Điểm Thấp Dưới 20

Học hệ thống thông tin ra làm gì?

Bạn có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau sau khi tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin. Ví dụ như những ngành nghề sau:

Kỹ sư hệ thống thông tin

Ngành hệ thống thông tin cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết để thiết kế, xây dựng, triển khai và bảo trì các hệ thống thông tin. Do đó, bạn có thể trở thành kỹ sư hệ thống thông tin sau khi tốt nghiệp ngành học này.

Nhiệm vụ của Kỹ sư hệ thống thông tin tham khảo như sau:

  • Làm việc với khách hàng để hiểu thu thập và phân tích yêu cầu của họ đối với hệ thống thông tin.
  • Sử dụng kiến thức và kỹ năng của mình để thiết kế một hệ thống thông tin đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Phối hợp với các kỹ sư khác để xây dựng hệ thống thông tin theo thiết kế.
  • Chịu trách nhiệm triển khai hệ thống thông tin cho khách hàng.
  • Chịu trách nhiệm bảo trì hệ thống thông tin để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.

Mức lương trung bình tham khảo: 16.2 – 24.4 triệu đồng/tháng.

Kỹ sư hệ thống thông tin sẽ thực hiện xây dựng hệ thống thông tin theo yêu cầu
Kỹ sư hệ thống thông tin sẽ thực hiện xây dựng hệ thống thông tin theo yêu cầu

Software Engineer

Với những kiến thức về thiết kế, xây dựng và bảo trì các phần mềm máy tính được đào tạo, Software Engineer cũng là một trong những vị trí mà bạn có thể tham khảo khi tìm hiểu về cơ hội việc làm sau khi học ngành hệ thống thông tin là gì.

Software Engineer – Kỹ sư phần mềm, là những người chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng và bảo trì các phần mềm máy tính. Các nhiệm vụ chính của một Software Developer thường bao gồm:

  • Xây dựng các ứng dụng hoặc hệ thống phần mềm dựa trên yêu cầu cụ thể của dự án.
  • Tham gia vào quá trình thiết kế, xác định cấu trúc tổng thể của ứng dụng, cũng như các tính năng và giao diện người dùng.
  • Tham gia vào việc kiểm tra phần mềm để đảm bảo tính ổn định và hiệu suất.
  • Tối ưu hóa ứng dụng để đảm bảo hoạt động mượt mà và có hiệu suất tốt.
  • Chịu trách nhiệm bảo trì phần mềm để đảm bảo phần mềm hoạt động ổn định.

Mức lương trung bình tham khảo: 15 – 32 triệu đồng/tháng.

>>> Tham khảo cơ hội việc làm Software Engineer hấp dẫn ngay tại TopCV.vn

Software Developer là một lựa chọn khi tìm hiểu về việc làm ngành hệ thống thông tin là gì
Software Developer là một lựa chọn khi tìm hiểu về việc làm ngành hệ thống thông tin là gì

Systems Administrator

Systems Administrator – Quản trị viên hệ thống, là một người chuyên về quản lý và duy trì hệ thống máy tính, mạng, các tài nguyên liên quan trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Những kiến thức về cơ sở dữ liệu, hệ thống kiến trúc thông tin, lập trình máy tính, mạng máy tính, bảo mật thông tin,… của ngành hệ thống thông tin sẽ giúp bạn có thể trở thành Systems Administrator sau khi ra trường.

 Nhiệm vụ chính của một Systems Administrator thường bao gồm:

  • Quản lý và cài đặt phần mềm, phần cứng hệ thống máy tính, bao gồm máy chủ, máy tính cá nhân và các thiết bị khác. 
  • Thực hiện bảo trì định kỳ và sửa chữa hệ thống khi có sự cố hoặc lỗi xảy ra.
  • Đảm bảo tính bảo mật của hệ thống máy tính bằng cách triển khai các biện pháp bảo mật, cài đặt tường lửa, kiểm tra và giám sát các mối đe dọa mạng, bảo vệ dữ liệu quan trọng khỏi sự xâm nhập hoặc mất mát.
  • Thiết lập và quản lý tài khoản người dùng, quyền truy cập hệ thống, kiểm soát quyền truy cập vào các tài nguyên.
  • Xác định nguyên nhân và triển khai biện pháp sửa chữa nhanh chóng khi hệ thống gặp sự cố.

Mức lương trung bình tham khảo: 10 – 24 triệu đồng/tháng.

Systems Administrator sẽ quản lý các vấn đề về hệ thống thông tin
Systems Administrator sẽ quản lý các vấn đề về hệ thống thông tin

Business Intelligence Analyst

Một vị trí khác khi tìm hiểu về cơ hội việc làm sau khi học ngành hệ thống thông tin là gì mà bạn có thể tham khảo là Business Intelligence Analyst, hay chỉ BI Analyst, là một chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh và công nghệ thông tin. Một số nhiệm vụ chính của Business Intelligence Analyst thường gặp như sau:

  • Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cơ sở dữ liệu của tổ chức, dữ liệu từ các nguồn bên ngoài, dữ liệu trực tuyến,…
  • Sử dụng các công cụ và phương pháp phân tích để tìm hiểu xu hướng, mối quan hệ, thông tin hữu ích từ dữ liệu.
  • Phát triển các báo cáo và bảng điều khiển tùy chỉnh để cung cấp thông tin quan trọng cho các bộ phận, nhà quản lý trong tổ chức.
  • Sử dụng các mô hình dự đoán để dự báo xu hướng tương lai và kết quả kinh doanh cho tổ chức.
  • Cung cấp thông tin và phân tích để hỗ trợ quá trình ra quyết định trong tổ chức.

Mức lương trung bình tham khảo: 8.39 – 26.7 triệu đồng/tháng.

>>> Tham khảo cơ hội việc làm Business Intelligence Analyst hấp dẫn ngay tại TopCV.vn

Vị trí Business Intelligence Analyst hiện có mức thu nhập khá cao
Vị trí Business Intelligence Analyst hiện có mức thu nhập khá cao

Data Analyst

Data Analyst, hay chuyên viên phân tích dữ liệu, là vị trí chuyên về việc thu thập, xử lý, và phân tích dữ liệu để cung cấp thông tin, thông số cụ thể cho quyết định kinh doanh, chiến lược. Đây cũng là một trong những vị trí đang được tuyển dụng nhiều mà bạn có thể tham khảo khi tìm hiểu về cơ hội việc làm sau khi học ngành hệ thống thông tin là gì.

Nhiệm vụ chính của một Data Analyst thường sẽ bao gồm:

  • Thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau, bao gồm hệ thống máy tính, cơ sở dữ liệu, khảo sát và các cuộc phỏng vấn.
  • Xử lý dữ liệu để đảm bảo tính nhất quán và chính xác.
  • Sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu để tìm ra các xu hướng và insights.
  • Trình bày kết quả phân tích dữ liệu một cách hiệu quả.
  • Hỗ trợ các nhà quản lý đưa ra quyết định kinh doanh dựa trên dữ liệu phân tích.

Mức lương trung bình tham khảo: 7.65 – 25.7 triệu đồng/tháng.

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang có nhu cầu tuyển dụng Data Analyst lớn
Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang có nhu cầu tuyển dụng Data Analyst lớn

Data Scientist

Data Scientist là những chuyên gia khoa học dữ liệu, chịu trách nhiệm thu thập, xử lý, phân tích và mô hình hóa dữ liệu để hỗ trợ ra quyết định kinh doanh. Họ sử dụng các kỹ thuật và công cụ khoa học dữ liệu để tìm ra các xu hướng và insights từ dữ liệu, từ đó xây dựng các mô hình dự đoán và đưa ra những đề xuất và giải pháp giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động.

Nhiệm vụ cụ thể tham khảo của Data Scientist thường bao gồm:

  • Thu thập, làm sạch, biến đổi, chuẩn hóa dữ liệu để đảm bảo tính chính xác và thống nhất trước khi phân tích.
  • Sử dụng các kỹ thuật phân tích dữ liệu và máy học để tìm kiếm thông tin quan trọng từ dữ liệu, ví dụ như xây dựng mô hình, dự đoán, phân tích đa biến và phát hiện mô hình.
  • Xây dựng các mô hình dự đoán và phân loại dữ liệu, nhằm đoán trước và hiểu dự đoán dựa trên dữ liệu thu thập.
  • Trình bày kết quả phân tích dưới dạng biểu đồ, báo cáo, bảng điều khiển để giúp người quản lý và quyết định kinh doanh hiểu được thông tin phân tích.
  • Liên tục cải thiện và điều chỉnh mô hình dựa trên phản hồi và sự thay đổi trong dữ liệu mới.

Mức lương trung bình tham khảo: 15.3 – 42.9 triệu đồng/tháng.

>>> Tham khảo cơ hội việc làm Data Scientist hấp dẫn ngay tại TopCV.vn

Data Scientist là những chuyên gia khoa học nghiên cứu, phân tích dữ liệu
Data Scientist là những chuyên gia khoa học nghiên cứu, phân tích dữ liệu

Hy vọng bạn đã hiểu hơn về ngành hệ thống thông tin là gì và cơ hội việc làm sau khi ra trường của ngành hệ thống thông tin là gì. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo ngay TopCV.vn – nền tảng tuyển dụng và kết nối việc làm hàng đầu hiện nay để cập nhật xu hướng ngành nghề liên quan đến ngành học này.

Với hơn 5.1 lượt truy cập mỗi tháng, là sự lựa chọn của hàng ngàn doanh nghiệp trên cả nước, TopCV.vn sẽ cung cấp cho bạn bức tranh tổng quan hơn về xu hướng các cơ hội việc làm nói trên. Từ đó giúp bạn đưa ra định hướng chọn ngành học dễ dàng và phù hợp hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *