Làm thế nào để trở thành lập trình viên Full Stack thành công?

Làm thế nào để trở thành lập trình viên Full Stack thành công?

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Trong bài viết này từ topviecit.vn chúng ta sẽ cùng tìm hiểu làm sao để trở thành một lập trình viên Full Stack thành công. Ngoài ra, nội dung bài viết cũng sẽ giúp định hướng cho các bạn có niềm đam mê Công nghệ thông tin, đam mê lập trình, IT có được sự lựa chọn phù hợp.

Lập trình viên Full Stack là gì?

Lập trình viên Full Stack hay còn được người trong nghề gọi với cái tên Full Stack developer (FSD) là một lập trình viên có thể làm bao quát được các công việc liên quan tới Databases, Servers, Systems Engineering và client work. 

Điều đó có nghĩa là một lập trình viên Full Stack phải có được nền tảng kiến thức, sự hiểu biết tổng quát và chuyên sâu về cả Front End và Back – end, cũng như nắm vững các phương pháp tối ưu và khái niệm.

Lập trình viên Full Stack phải có được nền tảng kiến thức tổng quát và chuyên sâu
Lập trình viên Full Stack phải có được nền tảng kiến thức tổng quát và chuyên sâu

>>> Xem thêm: Nên Học Lập Trình Frontend Hay Backend Tốt Hơn?

Công việc của một lập trình viên Full Stack là những gì?

Một lập trình viên Full Stack có thể đảm nhiệm tất cả các mảng trong quá trình phát triển một phần mềm hay một trang web tức là người phụ trách cả Front End và Back End. Để trả lời câu hỏi trên chúng ta sẽ tìm hiểu thêm 2 khái niệm Front End và Back End là gì?

Công việc Front End là gì?

Front End là giao diện bên ngoài, những gì được thể hiện trên màn hình tương tác trực tiếp với người dùng, từ font chữ, màu sắc hay các menu. Các lập trình viên Front End chịu trách nhiệm cho trải nghiệm người dùng, do đó họ cần nắm chắc các ngôn ngữ lập trình chính là HTML, CSS và JavaScript.

 Công việc Back End là gì?

Để front end có thể hoạt động được thì sẽ cần đến back end.Có thể hiểu nôm na là bất kỳ phần nào của trang web hay chương trình phần mềm mà người dùng không nhìn thấy. Back End sẽ xử lý những thứ như hoạt động của cơ sở dữ liệu, xác thực người dùng và logic ứng dụng.

Lập trình viên Full Stack sẽ làm việc liên chức năng trên stack công nghệ, tức là cả Front End và Back End

Lập trình viên Back End sẽ xây dựng lên nền móng và khung cốt của phần mềm để Front End là kiến trúc, nội thất có thể hoạt động được.

Lập trình viên Full Stack sẽ làm việc có liên quan đến cả Front End và Back End
Lập trình viên Full Stack sẽ làm việc có liên quan đến cả Front End và Back End

>>> Xem thêm: Nghề Lập Trình Viên Có Vất Vả Không? Lương Lập Trình Viên Là Bao Nhiêu?

Lập trình viên Full Stack cần những kỹ năng gì? Am hiểu về cái gì để có thể thành công công việc?

 Ngôn ngữ lập trình

Có rất nhiều ngôn ngữ lập trình, để trở thành một lập trình viên Full Stack không nhất thiết phải biết hết các ngôn ngữ, nhưng HTML, CSS và SQL là những ngôn ngữ lập trình được coi là điều kiện cần nếu bạn muốn dấn thân vào con đường lập trình viên Full Stack. HTML và CSS là ngôn ngữ được dùng để tạo các khối kết cấu, còn SQL là ngôn ngữ được dùng để giao tiếp với cơ sở dữ liệu.

Ngoài ra còn có rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác rất hữu ích cho người một lập trình viên Full Stack như PHP, JavaScript, Ruby và Python, các ngôn ngữ lập trình ổn định dễ bảo trì như C++, Java và C# cũng là những công cụ rất tuyệt.

Database và lưu trữ dữ liệu

Database là cơ sở dữ liệu, là một bộ sưu tập dữ liệu được tổ chức bài bản và được truy cập từ hệ thống máy tính hoặc tồn tại dưới dạng tập tin trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu là một tập hợp những dữ liệu có liên quan với nhau. Một lập trình viên Full Stack có thể phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu, sử dụng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như MySQL, SQL server, NoSQL,.. và viết được các câu truy vấn. Tùy vào từng trường hợp, độ phức tạp của dữ liệu và yêu cầu của hệ thống mà chọn cơ sở dữ liệu phù hợp.

Các kỹ thuật caching như Redis, Varnish, Memcached … cũng sẽ cần thiết trong quá trình làm việc của một lập trình viên Full Stack.

Client work

Một lập trình viên Full Stack có thể giao tiếp tốt, trao đổi trực tiếp và lấy yêu cầu từ khách hàng, viết nghiệp vụ, viết ra các tài liệu kỹ thuật thông quá đó thể hiện đúng, đầy đủ những mong muốn trải nghiệm từ người dùng, và đưa ra các tư vấn dựa trên sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm về chuyên môn.

Design

Có hiểu biết về các kỹ thuật, quy trình, các nguyên lý của thiết kế Prototype, UX, UI,… sẽ giúp lập trình viên Full Stack rất nhiều trong công việc, bạn có thể hình dung, và có những ý tưởng để trao đổi với các designer hay khách hàng.

Vai trò của lập trình viên Full Stack với thế giới công nghệ thông tin

Có thể dễ dàng nhận thấy lập trình viên Full Stack là những người có hiểu biết, kiến thức sâu rộng về lập trình cũng như nắm vững về internet và các nền tảng liên quan. Lập trình viên Full Stack là người có thể đảm nhận mọi vai trò liên quan đến lập trình, do đó có vai trò quan trọng đối với ngành công nghệ thông tin, họ là những cuốn bách khoa toàn thư.

 Với vốn kiến thức sâu rộng, lập trình viên Full Stack có thể đảm nhận nhiều công việc ở nhiều vị trí quan trọng khác nhau, do đó sẽ nhận được những chế độ đãi ngộ đáng mơ ước, đặc biệt cơ hội nghề nghiệp luôn rộng mở hơn so với những lập trình viên khác. 

Con đường thăng tiến trong công việc được mở rộng tuyệt đối, vốn có cái nhìn bao quát về hệ thống cũng như lập trình nên trở thành Leader hay Manager… sẽ không phải là vấn đề lớn. Càng làm việc, lập trình viên Full Stack lại càng có thể tích lũy thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn, nâng cao trình độ bản thân.

Lập trình viên Full Stack có vai trò quan trọng trong lĩnh vực IT
Lập trình viên Full Stack có vai trò quan trọng trong lĩnh vực IT

Tạm kết

Trên đây là bài viết về những điều bạn cần biết trở thành một lập trình viên Full Stack thành công. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *