System Designer là làm gì? Bản mô tả chi tiết công việc

System Designer là làm gì? Bản mô tả chi tiết công việc

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

System Designer là một vị trí có mức thu nhập khá hấp dẫn trong ngành công nghiệp Game hiện nay. Hãy cùng topviecit.vn tìm hiểu ngay những thông tin thú vị liên quan đến vị trí này ngay nhé.

Tìm hiểu về System Designer

System Designer (Thiết kế hệ thống) là vị trí chịu trách nhiệm phân tích và thiết kế hệ thống thông tin liên quan đến hoạt động của tổ chức, phần mềm, ứng dụng hoặc trò chơi nào đó. Họ sẽ thực hiện nghiên cứu các vấn đề về xử lý dữ liệu kinh doanh, khoa học hoặc kỹ thuật, sử dụng kiến ​​thức.

System Designer sẽ chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến hệ thống
System Designer sẽ chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến hệ thống

Họ cũng sẽ sử dụng kỹ năng của mình để giải quyết vấn đề, thiết kế các giải pháp mới và cho phép công nghệ máy tính đáp ứng nhu cầu cá nhân của tổ chức. Các System Designer có thể thiết kế các hệ thống thông tin, trò chơi hoàn toàn mới, bao gồm cả phần cứng và phần mềm, hoặc họ có thể thêm một ứng dụng phần mềm mới vào hệ thống, trò chơi hiện có.

Hiện tại, mức lương trung bình của một System Designer tại thị trường Mỹ khoảng có thể đạt đến 78.400 – 125.600 USD/năm. Tương đương với hơn 151.000.000 đồng mỗi tháng.

Tìm hiểu thêm: Cơ sở dữ liệu là gì? Tìm hiểu về các mô hình cơ sở dữ liệu

Bản mô tả chi tiết công việc của System Designer

Để hiểu hơn về vị trí này, bạn có thể tham khảo bản mô tả công việc, kỹ năng cần có và những thông tin liên quan khác như sau:

System Designer là làm gì?

Dựa trên thể loại và cơ chế của trò chơi, System Designer sẽ hỗ trợ thiết lập sự phát triển của trò chơi đó. Cụ thể, họ sẽ làm những công việc, nhiệm vụ như sau:

  • Tập hợp bộ tài nguyên kỹ thuật mà trò chơi yêu cầu, xác định bất kỳ phần mềm tùy chỉnh nào cần được viết kịch bản cho trò chơi.
  • Xác định yếu tố nào của trò chơi yêu cầu trí tuệ nhân tạo (AI), tính năng chiến đấu, quy tắc ghi điểm,…
  • Quản lý hiệu suất hệ thống của trò chơi, đảm bảo trò chơi có đủ sức mạnh để đáp ứng được các lối chơi của người dùng.
  • Nghiên cứu và phân tích các nguồn lực hiện có trên thị trường.
  • Lắp ráp tất cả phần mềm và phần cứng được yêu cầu.
  • Nhập dữ liệu và quản lý nội dung cơ sở dữ liệu trò chơi.
  • Sản xuất nguyên mẫu, giám sát thử nghiệm và thực hiện các thay đổi trong trò chơi nếu cần thiết.
  • Thực hiện tạo những phần mềm tùy chỉnh của trò chơi.
  • Lặp lại, cân bằng tiến trình, trải nghiệm của người chơi.
  • Giám sát quy trình, đảm bảo chất lượng, điều chỉnh, cân bằng dữ liệu của trò chơi.

Vai trò của System Designer là gì?

Trong quá trình phát triển trò chơi, nhà Thiết kế hệ thống sẽ đóng góp những vai trò như sau:

  • Vai trò phân tích, nghiên cứu chi tiết về hệ thống phần cứng, phần mềm hiện có của game. Phân biệt được đâu là các vấn đề của người dùng và đâu là quan điểm của người dùng.
  • Vai trò đề xuất những quy trình, hệ thống mới liên quan đến việc phân luồng thông tin, báo cáo, xử lý kỹ thuật trong trò chơi.
  • Vai trò tư vấn, đưa ra những thông tin, lời khuyên hữu ích cho người quản lý để giúp trò chơi được phát triển tốt hơn.
  • Vai trò hợp tác, làm việc với những thành viên khác trong nhóm để đạt được hiệu quả, mục tiêu chung trong công việc.
System Designer đóng góp nhiều vai trò trong quá trình phát triển Game
System Designer đóng góp nhiều vai trò trong quá trình phát triển Game

Những kỹ năng cần có của System Designer

Để có thể trở thành nhà thiết kế hệ thống, bạn sẽ cần có các kỹ năng chuyên môn và những kỹ năng hỗ trợ khác. Bao gồm như sau:

Kỹ năng chuyên môn

  • Có kiến thức về phần mềm, máy tính.
  • Có kiến thức về phần mềm và phần cứng khi chơi game.
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm như Unity, Maya, C, C++, Adobe Creative Cloud, Unreal 4, Substance Painter.
  • Có kiến thức về quy trình sản xuất trò chơi, những công cụ trò chơi 3D.
  • Các kỹ năng liên quan đến công nghệ thông tin khác để hỗ trợ cho công việc chuyên môn.

Kỹ năng hỗ trợ khác

  • Có tư duy phân tích, phản biện mạnh mẽ.
  • Có kỹ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp tốt.
  • Có kỹ năng lãnh đạo, quản lý dự án, quản lý công việc.
  • Có kiến thức về kịch bản trò chơi.
  • Hiểu biết về các đường cong chỉ số, hệ thống tiến trình của người chơi, vòng lặp trong trò chơi.
  • Có khả năng xác định, phân tính về cơ chế cốt lõi của trò chơi.

Học gì để làm System Designer?

Để có thể trở thành một nhân viên Thiết kế hệ thống, bạn có thể thực hiện những cách như sau:

  • Tham gia vào các khóa học liên quan đến toán, vật lý, khoa học máy tính. Đây sẽ là những kiến thức nền tảng để bạn có thể hiểu biết về quy trình, duy trì hệ thống thông tin.
  • Học và lấy bằng cử nhân, đào tạo những nhóm ngành IT như: Khoa học máy tính, lập trình viên, quản lý thông tin,… Hoặc tham gia vào những khóa học cung cấp các kiến thức như lý thuyết máy tính, ngôn ngữ lập trình, kiến trúc máy tính, quản lý dữ liệu, thông tin, số liệu thống kê,…
Bạn cần học nhiều kiến thức để trở thành System Designer
Bạn cần học nhiều kiến thức để trở thành System Designer

Trên đây là những thông tin chi tiết về vị trí System Designer. Hy vọng với chia sẻ trên, bạn sẽ hiểu hơn về vị trí này. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc ở vị trí này, hãy truy cập ngay vào TopCV để có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm hấp dẫn hơn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *