Việc áp dụng Công nghệ 4.0 vào việc giảng dạy đã tạo ra những đột phá mới trong lĩnh vực giáo dục. Một trong những trợ thủ đắc lực thúc đẩy quá trình này phải kể đến hệ thống Moocs. Vậy MOOCs là gì? Lợi ích và những câu hỏi xoay quay công nghệ này? Hãy cùng topviecit.vn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Tìm hiểu về MOOCs là gì?
MOOCs là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Massive Open Online Courses” có nghĩa là khóa học trực tuyến mở có thể truy cập qua website và không giới hạn số lượng tham gia. Hình thức này có mối quan hệ chặt chẽ với distance learning (còn được hiểu là Đào tạo từ xa).
Không chỉ cung cấp các tư liệu truyền thống phục vụ cho quá trình giảng dạy như các bài giảng được ghi hình lại, các bài học, câu hỏi… Nhiều hệ thống MOOCs còn xây dựng các diễn đàn tạo môi trường tương tác giữa người dùng với nhau. Cụ thể là các đối tượng học viên, giáo viên, trợ giảng, giáo sư…
Công nghệ giáo dục này đã sớm “lên ngôi” và ngày càng nhận được nhiều sự chú ý. Nhất là khi thế giới vừa trải qua hơn 2 năm giãn cách do Covid, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học trực tiếp trên trường lớp.
Thông thường, các MOOCs đều hướng tới các tính năng truy cập mở. Chẳng hạn như cấp quyền truy cập cho tất cả các nội dung, tài nguyên. Từ đó, người dùng sẽ có thêm cơ hội tiếp cập với nguồn dữ liệu mới và hoàn thành tốt mục tiêu học tập.
Tuy nhiên, một số MOOCs cũng thu phí các tài liệu khóa học của họ và chỉ giới hạn quyền truy cập cho một số đối tượng nhất định.
Phân loại MOOCs là gì?
Sau khi đã định nghĩa được MOOCs là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các loại hình thức này trong thực tế. Trên thực tế, có 2 loại MOOCs là cMOOCs và xMOOCs.
- cMOOCs: dựa trên các nguyên tắc sư phạm liên kết rút ra kết luận rằng nên tổng hợp tài liệu thay vì chọn trước, cần phục vụ cho các mục tiêu dài hạn trong tương lai. Các phương pháp tiếp cận thiết kế bài dạy MOOCs hướng tới việc kết nối người học với nhau để trả lời các vấn đề hoặc hợp tác trong các dự án khác.
- xMOOCs: Khác với cMOOCs, xMOOCs có cấu trúc khóa học truyền thống hơn. Chẳng hạn, nó bao gồm các bài giảng được ghi hình và các đề cương tự kiểm tra. Mặc dù vẫn dựa trên nền tảng MOOC ban đầu nhưng người cung cấp kiến thức chủ yếu là các chuyên gia. Mức độ tương tác giữa các học viên với nhau sẽ bị hạn chế.
Lợi ích của mô hình MOOCs
MOOCs là gì đã không cần phải nhắc đến nữa. Nhưng lợi ích của mô hình này như thế nào chắc chắn sẽ là vấn đề bạn quan tâm. Như đã nói ở trên, MOOCs là mô hình học mới mang đến nhiều thay đổi đột phá hơn hẳn so với các mô hình học tập truyền thống.
Với những lớp học được xây dựng trên MOOCs, người học có thể tiếp cận với những khóa học tốt nhất đến từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới hoặc được lắng nghe các chuyên gia hàng đầu trên lĩnh vực bạn quan tâm giảng dạy. Theo đó, bạn sẽ không còn bị giới hạn bởi điều kiện học tập hay khoảng cách địa lý như với mô hình học trực tiếp.
Bên cạnh đó, MOOCs cho phép người học tiếp cận với kho dữ liệu số hóa khổng lồ. Bạn có thể dễ dàng tra cứu tài liệu, làm bài tập, kiểm tra kiến thức… Chỉ với các thiết bị có kết nối Internet, việc học chưa bao giờ dễ đến thế.
Khai mở sự sáng tạo cho nền giáo dục nói chung và người học nói riêng chính là lợi ích to lớn mà MOOCs mang lại. Người học có thể tự do lựa chọn những khóa học mình mong muốn để tự do phát huy khả năng. Đồng thời, nếu cần chứng chỉ hay các văn bằng như bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ, nhiều khóa học uy tín cũng có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bạn.
Một số câu hỏi thường gặp về MOOCs
Câu hỏi thường thấy nhất về MOOCs chắc hẳn là “MOOCs là gì” đã được chúng tôi giải đáp bên trên. Bên cạnh đó, còn rất nhiều thắc mắc thú vị xoay quanh mô hình này mà chúng tôi có thể cùng bạn tìm hiểu.
MOOCs bao gồm những môn học gì?
MOOCs là một hệ thống mở. Có rất nhiều nền tảng học trực tuyến cung cấp các khóa học đa ngành trên MOOCs. Bạn có thể học từ kiến trúc, kinh doanh, quản lý, công nghệ thông tin, khoa học máy tính… cho đến toán học, văn học… Chỉ cần 1 thiết bị kết nối Internet, bạn đã có trong tay một kho tàng kiến thức với MOOCs.
Tôi có thể tìm các khóa học MOOCs ở đâu?
Hiện nay, bạn rất dễ tìm thấy các khóa học trực tuyến. Chỉ cần lên Google gõ cụm từ “khóa học online” + lĩnh vực bạn quan tâm, hàng triệu kết quả sẽ ngay lập tức được hiển thị. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm 2 nền tảng học Online nổi tiếng như edX và Coursera – nơi cung cấp hàng triệu bài giảng trực tuyến miễn phí và trả phí đến từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới.
Các chứng chỉ từ MOOCs có giúp ích gì cho tôi không?
Nhiều người lo lắng các chứng chỉ từ MOOCs sẽ sẽ không được nhà tuyển dụng công nhận. Nhưng với thế giới phẳng như hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng yêu cầu cao về kỹ năng của ứng viên hơn là các tiêu chuẩn về bằng cấp. Đồng thời, nhiều chứng chỉ đến từ các khóa học trên MOOCs cũng được cấp bởi các trường Đại học nổi tiếng như Cambridge, Oxford, MIT…hay các đơn vị uy tín khác: Google, Facebook, Linkedin… Theo đó, hồ sơ xin việc của bạn sẽ được đánh giá cao và ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng hơn.
Nếu chưa có cơ hội được tham gia các khóa học này, bạn cũng đừng lo lắng. Bởi những kiến thức bạn học được chắc chắn sẽ tạo nền tảng phát triển cho bạn trong tương lai.
Có thể nói, MOOCs là bước đột phá về giáo dục trong kỷ nguyên công nghệ 4.0. MOOCs là gì? Là chìa khóa giúp bạn tới gần hơn với những tri thức của thế giới. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về công nghệ này. Đừng quên theo dõi TopCV để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!