Bug report là giai đoạn quan trọng để kiểm tra và sửa chữa lại các lỗi phần mềm trước khi hoàn thiện và phân phối sản phẩm tới người dùng. Tuy nhiên không phải Tester nào cũng hiểu rõ bug report là gì và cách để viết bug report sao cho chính xác và chất lượng nhất. Chính vì vậy, bài viết sau đây của topviecit.vn sẽ cung cấp toàn bộ thông tin giúp bạn hiểu hơn về công việc này.
Khái niệm bug report là gì?
Bug report hay báo cáo lỗi, là những bản mô tả lỗi cụ thể sau khi thực hiện test, kiểm thử phần mềm. Một số phần mềm thường được sử dụng để viết bug report hiện này là Redmine, Jira,..
Vậy tại sao cần viết bug report chính xác và chất lượng? Vai trò của bug report là gì? Một bản báo cáo lỗi chất lượng sẽ mang lại những lợi ích sau cho doanh nghiệp:
- Giúp Developer nhanh chóng tái hiện và sửa lỗi dễ dàng hơn.
- Rút gọn thời gian fix lỗi và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Nâng cao hiệu suất công việc: Khi tester thường xuyên cung cấp bug report chất lượng, lập trình viên sẽ tin tưởng và thực hiện sửa chữa lỗi nhanh chóng theo những bug mà tester log lên. Điều này tạo ra sự ăn ý, phối hợp trong công việc chung, giúp đẩy nhanh tiến độ công việc và tránh xung đột trong quá trình làm việc.
- Nâng cao kỹ năng của Dev: Càng nhiều lỗi được fix, Dev sẽ càng rút được nhiều kinh nghiệm trong quá trình xây dựng phần mềm và tránh lặp lại những lỗi bug đã được report.
- Nâng cao kỹ năng Tester: Viết bug report chất lượng sẽ giúp tester nhạy cảm hơn với các lỗi có thể xảy ra trong quá trình hoàn thiện sản phẩm. Nhờ đó, tester có thể nhanh chóng phát hiện lỗi và rút ngắn quá trình viết bug report.
Cách để viết Bug report chất lượng
Những tiêu chí để xác định chất lượng của một bug report là gì? Nếu bạn đang luyện tập cách viết bug report thì cần đánh giá chất lượng dựa trên những yếu tố dưới đây:
Tiêu chí | Bug report chất lượng | Bug report kém chất lượng |
Số lượng thông tin | Đầy đủ thông tin về những lỗi cần fix | Thiếu thông tin, thừa thông tin hoặc thông tin không rõ ràng |
Khả năng tái hiện lỗi | Có thể tái hiện | Không thể tái hiện |
Khả năng hỗ trợ Dev | Gia tăng khả năng teamwork giữa Dev và Tester | Gây xung đột, mâu thuẫn hoặc không hợp tác giữa Dev và Tester |
Quá trình xử lý bug | Thời gian fix bug nhanh, triệt để, ít ảnh hưởng tới các tính năng khác hoặc hệ thống chung của phần mềm | Thời gian fix bug chậm. Bug không được sửa hoặc sửa không đạt yêu cầu, gây ảnh hưởng tới hệ thống chung cũng như các tính năng khác của phần mềm. |
Bên cạnh những tiêu chí này, bạn cần nắm rõ cấu trúc cần có của một bug report là gì. Cụ thể, bug report cần có những hạng mục với các yêu cầu cụ thể như sau:
Sở hữu ID riêng biệt: Mỗi bug cần được gắn một ID riêng biệt khi thực hiện report. ID này sẽ là công cụ giúp tester quản lý và theo dõi quá trình fix dễ dàng hơn. Nếu sử dụng công cụ quản lý bug thì các ID sẽ được đánh số tự động theo thứ tự tăng dần trong quá trình tester làm việc.
Có khả năng tái hiện: Bug report cần có khả năng tái hiện để Dev có thể fix lại những lỗi này. Tester cần mô tả rõ ràng các bước để tái hiện bug, không để thừa, thiếu hay bỏ qua bất cứ bước tái hiện nào.
Cách mô tả bug report chất lượng: Bạn thực hiện mô tả bug report là gì theo cách sau:
- Mô tả ngắn gọn vấn đề: Tester cần mô tả bug một cách ngắn gọn với số từ ít nhất nhưng vẫn phải diễn tả đầy đủ vấn đề. Tuy nhiên cần chú ý tách riêng từng report cho từng vấn đề kể cả khi chúng có vẻ tương tự nhau. Đồng thời với mỗi lỗi bug, tester cần mô tả rõ cách tái hiện và vị trí xảy ra lỗi để giúp dev tìm kiếm và tái hiện để fix bug.
- Báo cáo bug hiệu quả: Tester cần chú ý sử dụng từ ngữ đơn nghĩa, không gây hiểu nhầm trong quá trình lập report. Việc sử dụng từ ngữ đồng nghĩa sẽ khiến Dev hiểu nhầm và có thể sửa lỗi sai phương pháp. Điều này có thể gây mâu thuẫn, hiểu lầm và dẫn tới việc chậm tiến độ hoàn thiện sản phẩm, dự án.
- Kiểm tra xem bug có trùng lặp không: Nếu bug report trùng lặp 2 lần sẽ khiến quá trình test kéo dài hơn. Trong một số trường hợp, Dev có thể biết và bỏ qua những bug report đã trùng lặp. Tuy nhiên để tránh hoàn toàn việc trùng lặp này, tester nên sử dụng các công cụ lập report như bugzilla để tự động tìm kiếm các lỗi trùng lặp.
Cần nhớ rằng, mục đích cuối cùng của bug report là giúp team dev hình dung và có cái nhìn tổng quan nhất về các lỗi trong hệ thống, phần mềm. Vì vậy bug report cần thể hiện được tất cả những thông tin cần thiết và liên quan về vấn đề mà dev đang tìm kiếm.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà bạn cần nắm về bug report là gì và cách để viết một bug report chất lượng nhất. Hy vọng thông qua bài viết, các tester đã rút ra cách viết bug report chính xác nhất cho riêng mình và cải thiện chất lượng công việc nhanh chóng.
Hình ảnh: Sưu tầm