Product owner là gì?

Product owner là gì? Mô tả công việc product owner

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Product Owner là một vị trí rất quen thuộc trong ngành công nghệ thông tin nhưng lại khá lạ lẫm với nhiều người. Nếu bạn đang tìm kiếm đáp án cho câu hỏi Product Owner là gì? Công việc mà Product Owner như thế nào? Vai trò của vị trí này trong doanh nghiệp, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. Topviecit.vn sẽ giải đáp chi tiết những câu hỏi này.

Product Owner là gì?

Thuật ngữ Product Owner chỉ người “sở hữu” sản phẩm, là người đại diện, chịu trách nhiệm cho sản phẩm đang xây dựng. Từ đó giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm và người dùng cuối cùng. 

Product Owner là thành viên trong nhóm Nhà Phát Triển (Scrum Team). Đây vị trí mà nhiều người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin muốn hướng đến. 

Product Owner là một vị trí rất quen thuộc trong ngành công nghệ thông tin
Product Owner là một vị trí rất quen thuộc trong ngành công nghệ thông tin

Trong nhóm Scrum, Product Owner sẽ là đại diện liên quan đến sản phẩm, họ đứng giữa doanh nghiệp, người dùng và khách hàng. Ở vị trí này, Product Owner phải là người có tầm nhìn dài hạn, luôn hiểu rõ về sản phẩm của doanh nghiệp mình, vạch ra những yếu tố để hiện thực hóa tầm nhìn đó. 

Ngoài ra, họ có nhiệm vụ xác định những tính năng cần có của sản phẩm, từ đó cải tiến nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. 

Vai trò của Product Owner là gì?

Phần lớn, trong một dự án, vai trò của Product Owner là xác định rõ tầm nhìn và đảm bảo rằng tiếp nhận, đáp ứng được những yêu cầu từ phía khách hàng, user và doanh nghiệp. Từ đó đưa ra phương án, kế hoạch phát triển sản phẩm và chuyển yêu cầu đến các Scrum Team, hơn nữa để đảm bảo tối ưu hóa lợi nhuận đầu tư (ROI – Return On Investment).

Vai trò của Product Owner là gì?
Vai trò của Product Owner là gì?

Product Owner có vai trò rất quan trọng trong quy trình Scrum. Họ phải đảm bảo rằng sản phẩm được tạo ra đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, của người dùng cuối và của doanh nghiệp. Vì những vai trò cụ thể của một Product Owner sẽ như sau:

  • Là cầu nối giữa các bên liên quan (khách hàng, user, doanh nghiệp,…) và Scrum Team: Với vai trò giao tiếp, truyền đạt các kết quả làm việc với các bên liên quan, Product Owner sẽ giữ nhiệm vụ dẫn dắt Scrum Team. Từ đó, đưa ra những sản phẩm chỉnh chu nhất.
  • Là những người hiểu hết mọi giá trị, tầm nhìn của sản phẩm để có thể “làm chủ” được nó.
  • Hiểu mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Thị trường hiện tại ra sao? Đối thủ thế nào? Nhu cầu khách hàng cũng như xu hướng cạnh tranh,…. là những điều mà một Product Owner cần phải nắm rõ để lên kế hoạch phát triển sản phẩm tối ưu.

Mô tả công việc Product Owner

Để sản phẩm tạo ra được nhiều giá trị cho doanh nghiệp, đảm bảo các mục tiêu kinh doanh đã đề ra thì một Product Owner sẽ phải đảm nhiệm khá nhiều công việc. Những công việc này hầu hết liên quan đến các hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể:

Mô tả công việc của Product Owner
Mô tả công việc của Product Owner

Phân tích và đưa ra tầm nhìn đối với sản phẩm

Product Owner là người hiểu rõ, phân tích được thị trường, những tác động mà sản phẩm đem lại cho các đối tượng cụ thể. Từ đó, khi đã xác định được tầm nhìn, chính Product Owner sẽ là người vẽ nên bức tranh tổng thể dẫn dắt đội phát triển sản phẩm.

Làm việc với nhiều bên, một Product Owner đòi hỏi các kỹ năng cần thiết để làm việc, giao tiếp, đàm phán với khách hàng, người dùng, nhóm phát triển,… Không chỉ thế, Product Owner cần phải giúp các bên liên quan có tiếng nói chung để xây dựng mục tiêu chung hiệu quả và đem lại các lợi ích cho nhau trong tương lai. Do đó, có thể nói để giúp duy trì tầm nhìn và sự liên kết của sản phẩm với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp thì Product Owner sẽ là người mô tả lộ trình phát triển của sản phẩm.

Thực hiện quản lý Backlog (các vấn đề tồn đọng)

Đây là một trong những công việc quan trọng nhất mà một Product Owner phải đảm nhận. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và chất lượng sản phẩm. Thị trường năng động cũng đồng nghĩa với việc mong muốn của khách hàng cũng thay đổi với mục tiêu kinh doanh. Dễ hiểu bởi ai cũng muốn lĩnh vực họ kinh doanh đều dẫn đầu. 

Vì thế Product Owner cần tạo ra Backlog và quản lý nó. Backlog là nơi lưu trữ các tính năng của sản phẩm, có thể thường xuyên cập nhật dựa vào nhu cầu phát triển của dự án. 

Do đó, trách nhiệm Product Owner là sẽ trực tiếp kiểm tra Backlog, sắp xếp, đánh giá các hạng mục ưu tiên trong đó theo chiến lược và mục tiêu kinh doanh. Từ đó, đưa ra phương án giải quyết các vấn đề tồn đọng một cách nhanh chóng, ổn thỏa.

Quy trình này được lặp lại một hay nhiều lần để có thể phát triển tốt sản phẩm.

Làm việc trực tiếp với các đội sản xuất

Product Owner là người làm việc trực tiếp với các đội sản xuất để theo sát quá trình phát triển sản phẩm nhằm theo dõi các tiến trình hình thành sản phẩm cũng như đưa ra các phương án xử lý kịp thời khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra. 

Với tầm nhìn, chiến lược và thực hiện các mục tiêu ưu tiên của sản phẩm, Product Owner là người chủ chốt dẫn dắt và điều hướng công việc cho toàn bộ đội ngũ phát triển sản phẩm. Product Owner sẽ phải làm việc với các bên liên quan để xác định sprint, sau đó làm việc cùng Scrum Team để đưa ra lộ trình hợp lý xây dựng và cải tiến sprint. Điều này sẽ giúp quá trình làm việc của cả đội ngũ được đảm bảo sự liên tục, tránh việc trì hoãn hay gián đoạn tiến trình sản xuất. Từ đó hạn chế được các vấn đề phát sinh khi sản xuất sản phẩm.

Tạm kết

Từ những thông tin trên đây, bạn đã có thể phần nào hình dung được Product Owner là gì? Công việc của một người “sở hữu” sản phẩm thế nào? Đừng quên cập những những thông tin hữu ích khác trong những bài viết tiếp theo của TopCV nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *